×
Danh mục menu ×

LOADING IMAGES
Quy trình thi công cọc khoan nhồi chi tiết nhất

Quy trình thi công cọc khoan nhồi chi tiết nhất

Liên hệ
- +

Khoan nhồi cọc bê tông là lựa chọn của nhiều người hiện nay khi có nhu cầu xây dựng công trình, thi công nền móng. Công nghệ này tiến hành đúc cọc bê tông ngay tại chỗ vào nền đất. Vậy quy trình thi công cọc khoan nhồi ra sao?

Thi công cọc khoan nhồi là quy trình thi công nền móng sử dụng thiết bị tạo lỗ và lấy đất lên khỏi lỗ sau đó bơm vào lỗ dung dịch giúp tạo màng giữ thành vách hố đào và có trọng lượng riêng nhỉnh hơn nước ngầm trong đất từ đó cân bằng áp lực khi lấy đất lên. Biện pháp thi công này đòi hỏi quá trình thi công chặt chẽ, chắc chắn, giám sát kỹ càng. Nếu bạn chưa hiểu rõ về nó thì hãy tham khảo ngay quy trình thi công ngay sau đây.

thi công cọc khoan nhồi

Dịch vụ làm cọc khoan nhồi

Bước bố trí sơ đồ vị trí khoan

- Máy khoan ở bước này sẽ được bố trí ở một khu vực nhất định để phục vụ quá trình công tác thi công được thuận tiện nhất, tránh bị vướng víu.

- Người thi công cần bố trí máy khoan khoan từ trong ra ngoài để tránh tình trạng xe khoan chạy ở đầu cọc rồi mới đổ bê tông xong.

- Tim sau chỉ được khoan cạnh với tim trước khi mà bê tông của tim trước đã khô sau 24 tiếng.

Bước thi công cọc khoan nhồi

Công tác khoan cọc cũng được nghiên cứu kỹ càng và khi đưa máy khoan vào vị trí cần được căn chỉnh đúng tim mộc đã được định vị. Máy khoan khi khoan cũng cần được kê chắc chắn, không bị lún nghiêng khi máy hoạt động. Người thi công sẽ kiểm tra độ thẳng đứng của thép bằng hai bọt thủy chuẩn được gắn ở hai bên của thân tháp khoan và hai bọt thủy này cũng cần được tiếp tục theo dõi trong suốt quá trình khoan. Sau đó, dùng mũi khoan phá một đoạn khoảng 2m, hạ ống vách có chiều dài 2m để chống sạt lở khi khoan. Sau khi đã khoan được 2m thì tiến hành khoan bằng mũi khoan tới chiều cao thiết kế của cột bê tông và theo dõi, ghi chú lại địa chất, kiểm tra lượng bentonite phù hợp để giữ cho thành hố khoan không bị sập. Sau quá trình khoan lần một thì sẽ tiến hành hạ mũi khoan núp B để kéo nốt đất lên.

 

Quy trình thi công chi tiết

Bước kiểm tra độ sâu của hố khoan

- Kiểm tra độ sâu của hố khoan bằng cách dùng thước dây treo quả dọi thả xuống hố khoan.

- Nếu trong quá trình khoan, mùn khoan còn sót lại ở hố khoan thì không nên dùng thước dây treo quả dọi thả xuống hố khoan mà cần dựa vào chiều dài và lượng cần khoan để tính với chiều dài mỗi cần khoan là 3.05m.

- Sau khi sử dụng mũi khoan núp B để kéo mùn khoan lên thì bạn có thể thả dọi để kiểm tra lại hố khoan rồi mới tiếp tục thả lồng thép vào ống đổ bê tông.

- Sau quá trình kiểm tra độ sâu thi công cọc khoan nhồi cần thổi rửa và vệ sinh hố khoan, đo lại hố khoan một lần nữa.

Quy trình thi công cọc khoan nhồi có vẻ phức tạp nhưng thực chết với người có kinh nghiệm thì hoàn toàn là những bước cơ bản. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn dịch vụ ép cọc bê tông tại website https://dichvuepcocbetong.com/

 

icon icon icon