×
Danh mục menu ×

LOADING IMAGES
Ép cọc bê tông cốt thép

Ép cọc bê tông cốt thép

Liên hệ
- +

Ép cọc nhồi bê tông cốt thép là việc cần thiết để nền móng ngôi nhà, công trình thêm chắc chắn và bền vững hơn. Đây là công đoạn rất quan trọng nên cần được chuẩn bị kỹ lưỡng và phải thử ép trước khi đi vào thực hiện. Cùng tìm hiểu về những bước ép cọc trong bài viết sau.

ép cọc nhồi bê tông cốt thép

Tổng hợp các bước ép cọc nhồi bê tông cốt thép trong xây dựng công trình

Ép cọc nhồi bê tông cốt thép cần chuẩn bị về mặt bằng, phương tiện hỗ trợ và tiến hành ép thử trước khi chính thức thực hiện để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật tốt hơn.

Chuẩn bị mặt bằng thi công ép cọc nhồi bê tông cốt thép

Cọc bê tông cốt thép là vật liệu xây dựng với phần lõi từ thép và bao bọc bởi bê tông bên ngoài. Chúng có hệ số giãn nở tương đương nhau và thay đổi theo môi trường nhưng vẫn giữ được chất lượng cao. Đây được xem là một sản phẩm xây dựng có tính ứng dụng cao, bền vững và chắc chắn.
Để thi công ép cọc, nhà thầu cần chuẩn bị các yếu tố sau:
- Đường phải đạt độ bằng phẳng cao, không gồ ghề hay có chướng ngại vật cản trở trước khi tập kết cọc và máy để quá trình di chuyển trở nên dễ dàng hơn.
- Phải có mặt bằng để làm bãi tập kết cọc, di chuyển và thi công máy ép, lán trại hoặc vị trí nghỉ của tổ thợ.
- Nhà thầu có thể đào cốt nền tới độ đáy đài móng và san bằng bằng cát để có một mặt bằng thuận lợi để máy đi lại thuận tiện hơn.
- Tạo độ dốc giữa cốt mới đào và đường cốt tự nhiên nhằm chuyển máy và cọc xuống mặt bằng tốt hơn.
 
Mặt bằng khu vực ép cọc phải bằng phẳng, rộng rãi để thiết bị ra vào thuận tiện hơn

Thử ép cọc nhồi bê tông cốt thép
Ở những dự án, công trình có quy mô lớn thì phải khảo sát địa chất đầy đủ và nhà thầu tiến hành ép thử. Sau đó, đưa kết quả đến chủ đầu tư và đơn vị thiết kế để xây dựng phương án ép cọc đại trà.
Đối với các công trình nhà phố đa số dựa trên kinh nghiệm của đơn vị thiết kế bởi thử ép cọc sẽ mất một khoản chi phí không nhỏ. Vì thế, nhà thầu sẽ ép thử vài cọc nhằm biết địa chất thực tế và trao đổi với các bên rồi mới vận chuyển cọc còn lại đến công trình.
 
Thử ép cọc để biết được mức độ thực hiện và đề phòng vấn đề xảy ra 


Bắt đầu thi công ép cọc

Đầu tiên, vận chuyển và tiến hành lắp thiết bị ép vào vị trí có cọc. Phần giá máy cần giữ thăng bằng, chắc chắn. Đường trục của hệ thống kích, khung máy và cọc phải thẳng đứng và nằm trong cùng 1 mặt phẳng.

Tiếp đến, liên kết thiết bị ép với hệ thống dầm hoặc neo và kiểm tra cọc lại lần nữa. Sử dụng cần trục cẩu cọc đưa vào vị trí ép, bắt đầu từ mũi cọc đến giữa và mối nối. Ở những giây đầu tiên, áp lực dầu không được tăng nhanh mà phải từ từ và đều đặn, không vượt quá 1cm/sec. Lúc hàn cần kiểm tra độ thẳng đứng của cọc, hai đoạn nối phải trùng trục với nhau. Áp lực ép tăng lên 3-4kg/cm2.

Sau khi cọc đã xuống sâu từ 30cm đến 50cm nhà thầu sẽ ghi chỉ số lực ép đầu tiên. Đến lúc cọc xuống 1m phải ghi lại lực ép vào nhật ký thi công và lực ép thay đổi đột ngột. Giai đoạn cuối cùng thì lực ép về giới hạn tối thiểu là 0.8 và ghi lực từng đoạn 20cm cho đến lúc ép xong.

icon icon icon